Khẩu trang đã trở thành “vật bất ly thân” trong thời điểm dịch bệnh. Để bảo vệ bản thân trước sự lây lan của virus, mọi người đều bắt buộc phải sử dụng khẩu trang phần lớn thời gian khi ở ngoài. Và có thể ít ai ngờ rằng: ĐÂY CHÍNH LÀ NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU DẪN TỚI “NỖI ĐAU MASKNE”.
“MASKNE” LÀ GÌ?
“Maskne” hay còn gọi là “Mụn khẩu trang”, được ghép từ nghĩa gốc tiếng anh của 2 từ “Khẩu trang” và “Mụn trứng cá”. Thuật ngữ này được sử dụng để chỉ các loại mụn, vết đỏ xuất hiện ở các vùng da cằm, miệng và mũi do tiếp xúc thường xuyên với khẩu trang. “Maskne” thường gặp ở dạng đốm sần, mụn mủ trắng và nhỏ li ti.
TẠI SAO ĐEO KHẨU TRANG LẠI GÂY MỤN?
Bên cạnh tác dụng bảo vệ đường hô hấp khỏi sự truyền nhiễm của dịch bệnh, đeo khẩu trang thời gian gây tác động lớn đến làn da của chúng ta. Lỗ chân lông bị bít tắc, không thể tiết mồ hôi cộng thêm khí hậu nóng ẩm từ môi trường khiến da thêm bí bách, dễ dàng tích tụ cặn bẩn dưới da để gây ra mụn.
Việc cọ xát liên tục với vải khẩu trang cũng khiến làn da mỏng manh dễ bị kích ứng, mẩn đỏ và ngứa ngáy. Các hóa chất còn lại trong quá trình sản xuất còn đọng lại trên khẩu trang, hòa cùng mồ hôi cơ thể tiết ra cũng rất dễ thấm ngược lại vào da, gây mụn viêm mà các bác sĩ da liễu thường gọi là “mụn cơ học”.
9 BƯỚC “KHẨU TRANG KHÔNG MỤN” THEO LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA:
Khi nắm được nguyên nhân gây mụn từ khẩu trang, cách phòng ngừa tốt nhất chắc chắn không phải là “nghỉ đeo”. Vậy phải làm sao để vừa bảo vệ sức khỏe vừa đảm bảo làn da mịn màng, tránh xa break-out?
Hãy tham khảo 8 tips để an tâm tạm biệt “maskne” hay “mụn khẩu trang” theo các bác sĩ da liễu:
-
Đừng đeo khẩu trang quá chặt.
Nhân viên y tế, những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao và một số người khác trong trường hợp đặc thù có thể cần phải đeo khẩu trang y tế kín mít để đảm bảo vệ sinh tuyệt đối. Nhưng không phải ai cũng cần kỹ lưỡng đến mức đó.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh chỉ khuyên người dân nên đeo khẩu trang vải mềm hoặc khẩu trang y tế để giúp làm chậm sự lây lan của virus khi ra ngoài. Bạn nên lựa chọn những khẩu trang vừa khít với má, mũi và cằm, nhưng không cần phải thít quá chặt đến mức để lại các vết lõm trên mặt. Càng chặt thì việc cọ xát càng thường xuyên, tạo ra nhiều nhiệt và ma sát trên da, làm tăng khả năng nổi mụn.
-
Thay mới hoặc giặt sạch khẩu trang sau mỗi lần sử dụng.
Sau một khoảng thời gian tiếp xúc với môi trường bên ngoài, vi khuẩn sẽ tích tụ bên trong lớp khẩu trang, vừa tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh, vừa là tác nhân gây mụn trực tiếp. Các chuyên gia đã đề ra các giải pháp tốt nhất cho 2 loại khẩu trang được sử dụng phổ biến nhất:
- Đối với khẩu trang vải: thường được lựa chọn vì tính tiết kiệm và dễ chịu khi đeo. Vì được sử dụng lại nhiều lần nên việc làm sạch là điều cực kỳ quan trọng. Các chuyên gia Y Tế khuyên rằng tốt nhất giặt bằng bột giặt không mùi và nước ấm và không nên xả lại bằng nước xả vải. Sau đó phơi khô và xếp lại ở nơi khô ráo, sạch sẽ cho lần sử dụng sau.
- Đối với khẩu trang y tế: thường được ưu tiên vì tính tiện lợi và vệ sinh. Để đảm bảo tốt nhất cho cả sức khỏe cơ thể và làn da, bạn nên thay ngay khẩu trang sau mỗi lần sử dụng và chuẩn bị sẵn ít nhất 2-3 khẩu trang để kịp thời thay thế khi tiếp xúc với các môi trường ô nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm cao.
-
Để da “thở” sau mỗi 4 giờ sử dụng khẩu trang liên tục.
Theo lời khuyên từ Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ, giới hạn thời gian cho mỗi lần đeo khẩu trang là 4 giờ đồng hồ. Sau khoảng thời gian này bạn nên tháo khẩu trang khoảng 15-20 phút để da và cả việc hô hấp thông thoáng hơn. Trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng này, bạn nên tìm chỗ vắng người, vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát để bỏ khẩu trang xuống mà vẫn đảm bảo sức khỏe.
Trước và sau mỗi lần tháo khẩu trang, nhất định phải nhớ vệ sinh tay sạch sẽ, khô ráo rồi mới chạm vào mặt. Nếu có thể, bạn có thể thay mới khẩu trang sau mỗi 4 giờ để đảm bảo ngừa “mụn khẩu trang” hiệu quả tốt nhất.
-
Làm sạch nhẹ nhàng thường xuyên.
Ngoài việc giữ sạch khẩu trang, giữ cho da mặt và bàn tay luôn sạch sẽ là điều quan trọng không kém. Sau khi làm sạch hết cặn bẩn với bước tẩy trang và sữa rửa mặt, bạn nên sử dụng bông tẩy trang để thấm khô thay vì khăn mặt. Mỗi ngày nên đều đặn làm sạch cẩn thận 2 lần và chuẩn bị các loại giấy thấm dầu, khăn ướt để làm sạch nhẹ nhàng khi da đổ mồ hôi hay tiết quá nhiều dầu vì bí bách.
-
“Đúng thuốc đúng bệnh”
Đeo khẩu trang nhiều có thể sinh ra Cutibacterium acnes – một loại vi khuẩn trên da, được biết đến như nguyên nhân gây ra mụn nhọt. Theo các bác sĩ da liễu, bạn có thể chống lại loại vi khuẩn này bằng các thành phần như axit salicylic, benzoyl peroxide, axit glycolic, lưu huỳnh hoặc dầu cây trà.
Sử dụng nước tẩy trang có chứa một trong những thành phần này mỗi ngày một lần hoặc serum, kem dưỡng để phát huy tác dụng mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, vì các thành phần này đều hoạt động khá mạnh trên da, có thể gây kích ứng, mẩn đỏ nên tốt nhất là bạn bắt đầu với một lượng ít sản phẩm và tần suất thưa hơn. Sau khi đã quen với các hoạt chất này, bạn có thể tăng thêm liều lượng và sử dụng thường xuyên hơn.
-
Thử các loại kem chứa vitamin A
Adapalene được biết đến là hoạt chất dạng Retinoid thế hệ 3 có nguồn gốc từ vitamin A với tác dụng trị tận gốc và ngăn ngừa mụn trứng cá. Hoạt chất này có trong một số sản phẩm trên thị trường như La Roche-Posay Effaclar Adapalene Gel, Differin Gel hoặc ProactivMD Adapalene Gel 0,1%.
Hãy cẩn thận khi bắt đầu sử dụng hoạt chất này bởi nghiên cứu cho thấy 70% người dùng sẽ bị kích ứng khi lần đầu tiếp xúc với Retinol. Biểu hiện thường thấy là da khô, bong tróc, mẩn đỏ hoặc ngứa ngáy. Để làm quen với thành phần này, bạn nên thoa một lớp mỏng trên da trước khi đi ngủ, apply thêm một loại kem dưỡng ẩm mỏng nhẹ bên trên. Tần suất thích hợp cho những ngày đầu sử dụng là 2 lần/tuần và bạn có thể tăng dần lên thành mỗi đêm khi nhận thấy da thích ứng tốt với Retinol này.
Một số sản phẩm chứa Retinol khác mà bạn có thể tham khảo là Mặt Nạ The Stem Cell Face Mask và Kem Dưỡng Da Momo Puri Gel Cream.
-
Skincare cẩn thận
Routine skincare để đối phó với “maskne” một cách tối ưu chính là tập trung làm sạch và củng cố hàng rào bảo vệ da. Nên lựa chọn những sản phẩm làm sạch dịu nhẹ mà hiệu quả thay vì các hoạt chất có tác động mạnh lên da. Tuyệt đối tránh chà xát hoặc sử dụng các vật liệu thô ráp để chạm vào làn da đang nhạy cảm. Tần suất tẩy tế bào chết cũng nên được hạn chế không quá 1-2 lần/ tuần.
Để bảo vệ da khỏi sự tấn công của các yếu tố gây mụn, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm dưỡng da chứa Prebiotics, Ceramides và Lipid vào ban đêm và kem chống nắng có SPF phổ rộng để tránh tác động của ánh nắng ban ngày. Các loại kem dưỡng ẩm cũng nên ưu tiên yếu tố mỏng nhẹ, không gây bít tắc lỗ chân lông để giảm thiểu tối đa nguy cơ gây mụn.
-
Hạn chế chạm tay lên da và khẩu trang
Tay bạn thường xuyên tiếp xúc với đủ loại vật dụng hàng ngày và do đó, chứa rất nhiều vi khuẩn tiềm ẩn các nguy cơ gây hại cho da. Việc thường xuyên “táy máy” chạm tay lên khẩu trang hoặc da mặt có thể khiến việc vi khuẩn tiếp xúc nhanh hơn, gây hại cho cả sức khỏe và làn da.
Nếu cần phải đưa tay lên các vùng này như khi đeo hay tháo khẩu trang, bạn nên vệ sinh hai tay sạch sẽ bằng các dung dịch sát khuẩn kỹ càng và thực hiện nhanh các động tác để giảm thiểu tối đa thời gian chạm tay lên mặt.
-
Liên hệ với bác sĩ da liễu
Nếu đã áp dụng những cách trên mà tình trạng da của bạn vẫn không cải thiện, giải pháp cuối cùng để giải cứu khỏi “hung thần mụn khẩu trang” chính là nhờ sự tư vấn của các chuyên gia da liễu. Trong thời gian giãn cách này, bạn có thể liên hệ với các bác sĩ qua các nền tảng online để cho biết tình trạng mụn và thực hiện các phương pháp điều trị từ xa phù hợp.
Trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng và cả sau này, khẩu trang luôn là vật dụng thiết yếu để bảo vệ con người khỏi các bệnh về đường hô hấp và góp phần bảo vệ làn da khỏi sự tác động của khói bụi. Để tận dụng tốt nhất hiệu quả của những chiếc khẩu trang mà không cần lo về mụn hay mẩn ngứa, hãy thử các phương pháp đã nêu trên và tuân thủ nghiêm ngặt cho làn da luôn mịn màng, sáng khỏe bạn nhé!!!
Tham khảo các sản phẩm chăm sóc làn da mụn nhẹ nhàng mà hiệu quả CHUẨN NHẬT tại Jagodo.
Tham khảo và tổng hợp theo nguồn: Blog WebMD, healthline